Giới thiệu chung


1. Giới thiệu chung về Công ty

- Tên công ty: Công ty TNHH nhà nước một thành viên lâm nghiệp Tiền Phong Thừa Thiên Huế.

- Tên tiếng anh: Tiền Phong forestry one number state limited Company.

- Tên viết tắt: Công ty TNHH lâm nghiệp Tiền Phong.

- Biểu tượng công ty:    

- Chức năng kinh doanh chính: Kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp.

- Khẩu hiệu công ty: Bền vững – Lợi ích cộng đồng.

- Vốn điều lệ: 32.000.000.000 đồng (Ba mươi hai tỷ đồng).

- Trụ sở chính: Thủy Bằng, Huế, Thừa Thiên Huế.

- Điện thoại: 0234.3865905; Fax: 0234.3865905.

- Website: lamnghieptienphong.com.vn

-    Email: lamnghieptienphong@yahoo.com

              lamnghieptienphong@gmail.com

   -  Mã số thuế            : 3300100201

-  Cơ sở pháp lý hoạt động kinh doanh:

     Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3104000019 do Sở Kế hoạch Đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp lần đầu ngày 07/12/2005 và đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 09/03/2011.

2. Lĩnh vực hoạt động:

    Hiện nay, Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp  và các quy định hiện hành của pháp luật; Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên.

    Công ty kinh doanh trên các lĩnh vực sau:

- Trồng rừng, khai thác, kinh doanh gỗ rừng trồng;

- Sản xuất kinh doanh giống cây trồng nông, lâm nghiệp;

- Sản xuất kinh doanh cây dược liệu;

- Sản xuất kinh doanh cây hoa, cây cảnh, cây lục hóa;

- Sản xuất kinh doanh cây hàng năm khác;

- Dịch vụ kỹ thuật lâm nghiệp.

3. Quá trình hình thành và phát triển

- Lâm trường Tiền Phong được thành lập tháng 2 năm 1976, nhiệm vụ chính là trồng rừng, QLBVR theo các chương trình mục tiêu quốc gia và của tỉnh.

- Từ năm 1976 – 1992: Thực hiện nhiệm vụ trồng rừng theo nguồn vốn ngân sách nhà nước.

- Năm 1992: Lâm trường chuyển thành doanh nghiệp nhà nước để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh lâm nghiệp theo tinh thần Nghị định 388/CP của Chính phủ.

- Từ 1993 – 1998: Thực hiện nhiệm vụ trồng rừng theo dự án 327.

- Từ 1999 – 2005: Thực hiện nhiệm vụ trồng rừng theo dự án 661.

- Ngoài các nhiệm vụ trên, lâm trường còn tham gia hoạt động dự án thuộc các chương trình mục tiêu của tỉnh như: trồng rừng bằng nguồn vốn ngân sách địa phương; trồng rừng theo dự án JBIC; sản xuất và cung ứng hạt giống, cây giống lâm nghiệp; làm chủ dự án trồng cây cao su tiểu điền…

- Từ năm 2006, chuyển đổi thành Công ty TNHH nhà nước một thành viên theo Quyết định số 3726/QĐ-UBND ngày 01/11/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc chuyển đổi Lâm trường Tiền Phong thành Công ty TNHH nhà nước một thành viên lâm nghiệp Tiền Phong.

- Từ năm 2016, chuyển đổi thành công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

Tầm nhìn: Là Doanh nghiệp hàng đầu và tiên phong trong lĩnh vực (1) Trồng rừng chất lượng cao, bền vững; (2) Cung cấp giống tốt, chất lượng cao cho trồng rừng; (3) dịch vụ lâm/nông nghiệp, được xây dựng dựa trên thương hiệu, sự trung thực và vì lợi ích của cộng đồng, khách hàng.

Sứ mệnh: Đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng theo hướng phát triển lâm nghiệp đa chức năng, chất lượng các sản phẩm và dịch vụ theo hướng tạo ra giá trị cho khách hàng, người lao động và cộng đồng.

4. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, đơn vị trực thuộc: 

Gồm Chủ tịch Công ty, giám đốc công ty và các phòng, đội SX: Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Tài chính - Kế toán; Phòng KHKT-BVR; Trung tâm KHKT Thiên An; Đội SX Hải Cát; Đội SX Bình Điền và Đội SX Thiên An.

5. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban và đơn vị trực thuộc Công ty:

5.1 Văn phòng Công ty gồm 3 phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty về các lĩnh vực nghiệp vụ, chuyên môn:

* Phòng Kế hoạch Kỹ thuật - QLBVR:

    Phòng có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác kế hoạch và kỹ thuật. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng như sau:

    - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.

    - Thiết kế kỹ thuật các dự án, các công trình lâm sinh;

    - Quản lý kỹ thuật trên toàn bộ diện tích rừng và đất rừng;

    - Xây dựng và trình duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán XDCB lâm sinh và hồ sơ thiết kế khai thác gỗ và lâm sản;

    - Tổ chức công tác nghiệm thu rừng trồng và nghiệm thu rừng sau khai thác;

    - Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ vào sản xuất và chỉ đạo thực hiện.

    - Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng và đất rừng trong toàn Công ty;

    - Kiểm tra, giám sát việc khai thác, vận chuyển gỗ, lâm sản trong địa bàn Công ty;

    - Quản lý hồ sơ, tài liệu có liên quan đến rừng và đất rừng, theo dõi vốn rừng toàn Công ty.

* Phòng Tổ chức - Hành chính :

    Phòng có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác tổ chức, hành chính, lao động tiền lương của Công ty. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng là:

    - Đề xuất về sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất;

    - Quản lý, theo dõi, thực hiện công tác lao động tiền lương;

    - Công tác nhân sự, quản lý lưu trữ hồ sơ;

    - Thực hiện các chính sách đối với người lao động;

    - Công tác bảo vệ nội bộ, thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ CNV;

    - Công tác văn thư, đánh máy và phục vụ của văn phòng Công ty;

    - Tổ chức quản lý lực lượng tự vệ trong toàn Công ty.

 

* Phòng Tài chính – kế toán:

    Phòng có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác tài vụ - kế toán của Công ty. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng như sau:

    - Xây dựng kế hoạch tài chính theo kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của Công ty.

    - Tổ chức hoạt động kế toán, thống kê toàn Công ty; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ kế toán, thống kê do nhà nước ban hành tại đơn vị;

    - Quản lý, sử dụng các nguồn vốn SXKD đúng quy định, đạt hiệu quả;

    - Kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng tài sản, tiền vốn của Công ty tại các đơn vị cơ sở trực thuộc theo định kỳ và đột xuất trong năm;

    - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch tài chính, thực hiện các báo cáo kế toán, thống kê theo quy định;

    - Lập và chỉ đạo thực hiện các hợp đồng kinh tế.

    - Tìm hiểu, thu thập thông tin kinh tế, thị trường; tìm các nguồn hàng phục vụ sản xuất kinh doanh trong Công ty;

    - Đề xuất các chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn;

    - Tổ chức quản lý việc quản lý hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm;

5.2 Các đơn vị trực thuộc:

    Các đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty là những đơn vị hạch toán phụ thuộc, thực hiện kế hoạch SXKD do Công ty giao, hoạt động theo điều lệ Công ty và chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của Công ty.

    Công ty hiện có các đơn vị trực thuộc:

- Trung tâm KHKT&SXLNN Thiên An:

- Đội sản xuất Hải Cát:

- Đội sản xuất Bình Điền:

    Nhiệm vụ chủ yếu của các đội sản xuất:

   Tổ chức trồng rừng, chăm sóc rừng, quản lý bảo vệ rừng và đất rừng được giao trên địa bàn phụ trách.

   Tổ chức sản xuất cây con theo chỉ tiêu hàng năm của Công ty.

 

Các bài viết khác: