Bước đầu nghiên cứu thành công nhân giống sen Huế bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào tại Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong
Sen trắng lõm và sen trắng lồi là những giống sen đặc trưng của Huế, chúng có hoa màu trắng tinh khiết, có mùi thơm thoảng nhẹ, đặc biệt giống sen trắng trẹt lõm có năng suất hạt tương đối cao, đồng thời chất lượng hạt sen trắng Huế rất đặc sắc không giống sen nào có thể sánh được, giá thành hạt sen Huế cao hơn nhiều so với sen hồng Cao sản vì thế nên phát triển các giống sen này trồng các khu vực hồ nội thành và ngoại thành của thành phố Huế để tạo cảnh quan, đồng thời kinh doanh hoa và hạt. Nhưng hiện nay các dòng sen này đang bị thoái hóa dần. Mặc dù, 2 giống sen này có khả năng sinh trưởng và phát triển khá mạnh nhưng sản lượng hạt thu được từ hai giống này không cao. Đó là một trong những lý do mà hai giống này ít được trồng và khai thác trong dân, chủ yếu được trồng tại một số khu di tích như Đại Nội, Hồ Tịnh Tâm, lăng Gia Long. Tuy nhiên sen hồng Gia Long và sen trắng trẹt lồi có hoa rất đẹp, màu sắc rất đặc trưng, Vì thế, cần ưu tiên lựa chọn hai giống này trong việc khai thác các giá trị về mặt du lịch, tôn tạo cảnh quan các khu di tích và trên một số hồ sen nội và ngoại thành của thành phố Huế.
Cây sen phổ biến được trồng và canh tác bằng các phương pháp nhân giống vô tính từ củ sen, ngó sen hay nuôi cấy mô tế bào; nhân giống hữu tính từ hạt sen.
Trong nhân giống từ củ sen thì nguồn củ giống được lấy từ vụ trước hoặc những hồ sen chuyên sản xuất giống. Tuy vậy hệ số nhân giống không cao.
Nhân giống từ hạt sẽ không giữ được đặc tính mong muốn ban đầu của giống sen do tỷ lệ thụ phấn chéo cao. Do đó biện pháp này chủ yếu được sử dụng trong các chương trình nghiên cứu tạo giống mới.
Nhân giống bằng cách tách bụi sen con (ngó giống) để trồng là biện pháp hữu hiệu, thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng nhất trong công tác nhân giống. Tuy nhiên, phương pháp này hệ số nhân giống thấp, tỉ lệ sống phụ thuộc nhiều vào mùa vụ, tình hình sâu bệnh của vườn ươm.
Nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô là biện pháp nhân giống có triển vọng có thể cho ra một lượng lớn cây trồng đồng đều về độ tuổi và sạch bệnh. Vì vậy, từ năm 2019 đến nay Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong đã tiến hành nghiên cứu nhân giống sen Huế bằng phương pháp nuôi cấy mô. Bước đầu đã có một số kết quả tích cực.
Cụ thể:
- Khử trùng mẫu: đã tìm được công thức khử trùng mẫu, đưa được mẫu của hai dòng sen hồng Gia Long và sen trắng trẹt lồi từ đồng ruộng vào phòng mô thành công’
- Nhân chồi: Đã tìm được công thức nhân chồi tối ưu với hệ số nhân chồi 7 đến 8 chồi/45 ngày.
Khử trùng mẫu Nhân chồi
- Ra rễ: Đã tìm được công thức ra rễ tối ưu với số lượng rễ 3 đến 5 rễ/cây/45 ngày.
Việc ứng dụng thành công nuôi cấy mô trong nhân giống Sen Huế tại Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong đã bước đầu mở ra một hướng đi mới trong việc bảo tồn và phát triển các dòng Sen bản địa của tỉnh Thừa Thiên Huế. Công ty dự kiến sẽ đưa những dòng sen này ra vườn ươm và sớm tối ưu hóa quy trình để dần đưa việc sản xuất giống sen bản địa có hiệu quả cao.
Thúy Nga
- Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong thử nghiệm sản xuất mô hình trồng dưa lưới theo hướng canh tác hữu cơ.
- Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong tham gia Triển lãm bên lề Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc năm 2020
- Sinh viên khoa Công nghệ Sinh học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam tham quan, kiến tập tại Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong
- Ký kết hợp tác giữa Viện Công nghệ sinh học – Đại học Huế và Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong
- Sản xuất cây bưởi Thanh Trà, quýt Hương Cần từ vườn cây đầu dòng được công nhận tại Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong
- Tập huấn kỹ thuật vườn ươm cho các hợp tác xã tỉnh Quảng Nam.
- Giải pháp “Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô loài cây Tràm gió bản địa” của Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong đạt giải ba Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX – năm 2019
- Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong chuyển giao quy trình nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cây keo lai.
- Xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống cây ăn quả có múi
- Thực hiện thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT về việc quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính